Những Hiểu Lầm Tai Hại Về Đột Quỵ

Đột quỵ là một trong những nguyên nhân gây tử vong hàng đầu trên thế giới và là căn bệnh để lại di chứng nặng nề cho người bệnh sau cơn tai biến. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều người chưa hiểu đúng về đột quỵ và những nguy cơ của nó để nhận biết và phòng ngừa.

 

Trong bài viết này, hãy cùng Genki Fami tìm hiểu những hiểu lầm phổ biến về căn bệnh này, để có những thông tin chính xác và biết cách phòng tránh đột quỵ hiệu quả bạn nhé!

 

1. Đột quỵ chỉ xảy ra đối với người cao tuổi

Nhiều bạn trẻ có suy nghĩ rằng đột quỵ là căn bệnh của người già, sau tuổi trung niên mới cần lo lắng về căn bệnh này.

Tuy nhiên, hiện nay, đột quỵ đang có xu hướng gia tăng ở người trẻ. Không ít trường hợp tử vong hoặc phải sống cả đời trong cảnh tàn phế sau cơn đột quỵ, dù tuổi đời còn rất trẻ.

Chính vì vậy, người trẻ tuổi dù đang cảm thấy bản thân khỏe mạnh cũng không nên chủ quan bởi vì đột quỵ có thể xảy ra với bất cứ ai, bất cứ lúc nào và khi ấy, hệ lụy sẽ rất khó lường.

 

2. Chỉ người thừa cân, béo phì mới dễ bị đột quỵ

Một hiểu lầm tai hại khác về đột quỵ đó là nhiều người vẫn lầm tưởng rằng chỉ những người thừa cân, béo phì mới phải lo lắng về đột quỵ. Những người bị bệnh về tim mạch, huyết áp, mỡ máu cao, có nguy cơ bị đột quỵ cao hơn người bình thường, nhưng điều đó không có nghĩa là khi bạn không bị những căn bệnh đó, thì bạn sẽ không bị đột quỵ.

 

3. Cơn đột quỵ hoàn toàn không hề có dấu hiệu báo trước

Nhiều người vẫn nghĩ rằng đột quỵ xảy ra bất ngờ, không được báo trước. Tuy nhiên, trên thực tế trong rất nhiều trường hợp, người bệnh xuất hiện cơn thiếu máu cục bộ thoáng qua (TIA), sau đó trong vòng 48 giờ hoặc sau vài tháng thì khởi phát cơn đột quỵ.

Các triệu chứng TIA khởi phát đột ngột (yếu nửa người hoặc yếu chi, rối loạn cảm giác nửa người, mất thị lực …), kéo dài khoảng từ 2-20 phút và tự hết nên người bệnh thường chủ quan bỏ qua. Trong khi đó, nếu người bệnh đi khám ngay sau khi xuất hiện TIA và chủ động áp dụng các biện pháp phòng tránh thì sẽ giảm nguy cơ khởi phát cơn đột quỵ.

 

4. Chỉ có một loại đột quỵ

Nhiều người cho rằng đột quỵ thì ai cũng giống nhau. Nhưng trên thực tế, có 2 loại đột quỵ chính là: đột quỵ do thiếu máu não cục bộ và đột quỵ do xuất huyết não.

Trong đó, có hơn 80% đột quỵ là do thiếu máu não cục bộ, xảy ra khi mạch máu cung cấp máu cho não bị tắc nghẽn, hơn 15% là đột quỵ xuất huyết não, tức là tình trạng chảy máu não khi mạch máu bị vỡ. Triệu chứng của cả 2 loại đột quỵ là tượng tự nhau, tuy nhiên phương pháp điều trị lại hoàn toàn khác nhau.

Do đó, khi phát hiện người bị đột quỵ, hãy đưa họ đến bệnh viện càng sớm càng tốt.

 

Cách phòng ngừa đột quỵ

Đột quỵ là căn bệnh nguy hiểm, tuy nhiên chúng ta hoàn toàn có thể chủ động phòng ngừa đột quỵ bằng những cách sau:

 

Chế độ dinh dưỡng hợp lý

Chế độ dinh dưỡng là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp hình thành các bệnh như tim mạch, mỡ máu.. mà những bệnh này lại là những yếu tố nguy cơ hàng đầu gây đột quỵ. 

Do đó, ăn uống với chế độ dinh dưỡng hợp lý là cách phòng tránh đột quỵ hiệu quả.

  • Nên ăn nhiều các loại rau củ quả, các loại đậu, ngũ cốc

  • Nên ăn nhiều thịt trắng, hải sản, trứng để bổ sung protein cho cơ thể. 

  • Nên uống nhiều nước lọc, nước trái cây, sữa đậu nành...

  • Hạn chế ăn các loại thịt đỏ, các loại thực phẩm giàu chất béo, đồ chiên xào, thức ăn nhanh

  • Hạn chế các loại đồ ngọt, thực phẩm chứa nhiều đường.

 

Tập thể dục hàng ngày

Tập thể dục giúp tăng cường tuần hoàn máu trong cơ thể, nâng cao sức khỏe, giúp tim khỏe mạnh. Tập thể dục 30 phút mỗi ngày, ít nhất 4 lần mỗi tuần sẽ làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch, dẫn đến đột quỵ.

 

Không hút thuốc lá

Hút là là một trong những nguy cơ làm tăng khả năng bị đột quỵ. Thuốc lá còn gây hại cho sức khỏe của bản thân và những người xung quanh. Nếu bỏ thuốc lá trong vòng từ 2 - 5 năm, nguy cơ bị đột quỵ sẽ ngang bằng với người chưa bao giờ hút thuốc.

 

Kiểm tra sức khỏe định kỳ

Kiểm tra sức khỏe định kỳ sớm phát hiện các yếu tố gây đột quỵ và chủ động can thiệp sẽ giúp phòng tránh đột quỵ hiệu quả.

Những người mắc các bệnh lý đái tháo đường, tim mạch, mỡ máu càng cần đi khám sức khỏe định kỳ để kiểm soát tình trạng bệnh, không để các chỉ số vượt quá mức nguy hiểm gây ra đột quỵ.

 

Sử dụng các sản phẩm hỗ trợ ngăn ngừa đột quỵ

Sử dụng những sản phẩm có nguồn gốc tự nhiên có công dụng hỗ trợ ngăn ngừa sự hình thành cục máu đông như Nattokinase là cách được nhiều người tin dùng hiện nay. 

Nattokinase là enzym chiết xuất từ "Natto" ( đậu tương), món ăn truyền thống của người Nhật được làm từ đậu tương lên men, rất phổ biến và được sử dụng rộng rãi trong các bữa ăn của người Nhật. Nattokinase được chứng minh có khả năng phân giải cục máu đông - nguyên nhân gây tắc mạch, dẫn đến đột quỵ.
0 sản phẩm
0₫
Xem chi tiết
0 sản phẩm
0₫
Đóng
article