Cảnh Giác Nguy Cơ Đột Quỵ Mùa Hè

Vào mùa hè, thời tiết nắng nóng tạo điều kiện thuận lợi để đột quỵ “ tấn công” chúng ta, đặc biệt là người bị bệnh cao huyết áp, tiểu đường, mỡ máu cao,...vv.

Chính vì vậy, cảnh giác nguy cơ đột quỵ và có biện pháp phòng ngừa kịp thời là cách tốt nhất để bảo vệ sức khỏe của bản thân và gia đình trong những ngày hè nắng nóng này.

 

1. Những đối tượng có nguy cơ cao bị đột quỵ do nắng nóng

 

 

Thời tiết nắng nóng nguy cơ đột quỵ thường xảy ra, đặc biệt ở những nhóm đối tượng có nguy cơ cao như: Trẻ sơ sinh và trẻ em dưới 4 tuổi, người cao tuổi từ 65 tuổi trở lên, người đang mắc bệnh mãn tính như bệnh tim, phổi, thận, tăng huyết áp, đái tháo đường, rối loạn mỡ máu, rối loạn chuyển hóa…

 

Sở dĩ trẻ nhỏ và người cao tuổi dễ bị đột quỵ khi trời nắng nóng là do nhóm đối tượng này thích nghi với sự tăng nhiệt chậm hơn so với những người khác.

 

Ngoài ra, những người sống ở những vùng đô thị sẽ có nguy cơ bị đột quỵ cao hơn so với người sống ở khu vực nông thôn.

 

2. Các triệu chứng của đột quỵ do nắng nóng

Triệu chứng điển hình của đột quỵ là nhiệt độ cơ thể tăng cao, kèm theo ngất xỉu. Ngoài ra còn có một số biểu hiện khác như:

  • Đau nhức đầu

  • Choáng váng, hoa mắt.

  • Không đổ mồ hôi, mặc dù cơ thể đang rất nóng

  • Da đỏ, khô, nóng bừng bừng

  • Chuột rút, tê người

  • Buồn nôn và nôn

  • Tim đập nhanh

  • Thở nông

  • Những thay đổi về hành vi, như rối loạn tâm thần, mất phương hướng

  • Phát cơn co giật, động kinh

 

3. Cách sơ cứu khi bị đột quỵ do nắng nóng

Nếu nghi ngờ người thân hoặc ai đó đang bị đột quỵ, hãy gọi cấp cứu ngay lập tức hoặc chuyển nạn nhân đến bệnh viện càng sớm càng tốt. Đối với bệnh nhân đột quỵ thời gian chính là tính mạng, càng được cấp cứu nhanh, nguy cơ bị tai biến sau cơn đột quỵ càng giảm.

 

Trong khi chờ cấp cứu đến, nên đưa nạn nhân vào nơi có bóng râm, thoáng mát, cởi bỏ bớt quần áo. Nếu nhận thấy thân nhiệt nạn nhân quá nóng, hãy dùng mọi cách để làm mát cho họ như:

 

Dùng quạt để làm mát, áp khăn thấm ướt lên người nạn nhân.

Chườm nước đá vào các vùng bẹn, nách, vì đây là những vị trí có nhiều mạch máu gần với da, khi được làm mát có thể nhanh chóng làm giảm thân nhiệt.

 

4. Cách phòng ngừa đột quỵ trong mùa nắng nóng

Đột quỵ là căn bệnh nguy hiểm nhưng hoàn toàn có thể phòng ngừa được bằng chế độ dinh dưỡng hợp lý và chế độ sinh hoạt lành mạnh. Dưới đây là những cách phòng ngừa đột quỵ mùa nắng, bạn hãy tham khảo nhé!

 

Uống đủ nước

Trung bình cơ thể chúng ta cần khoảng 1,5 - 2 lít nước/ ngày, do đó hãy luyện tập cho mình thói quen uống nước thường xuyên, không nên đợi đến khi thấy khát mới uống. Nên sử dụng nước lọc, hay nước hoa quả, nước đậu đen, trà thảo mộc… để uống. Không nên lạm dụng các loại nước ngọt đóng chai, nước có gas.

 

Đặc biệt, những người đang có bệnh tim mạch và huyết áp thì không nên uống nước lạnh vì có thể khiến cho mạch máu bị co thắt đột ngột gây nguy hiểm đến tính mạng.

 

Chú ý đến chế độ dinh dưỡng

Vào mùa hè thời tiết nắng nóng khiến cho cơ thể mệt mỏi, chán ăn. Chính vì vậy hãy chú ý cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho cơ thể bằng cách bổ sung nhiều loại rau xanh, trái cây tươi để tăng cường sức đề kháng. Ưu tiên sử dụng các loại thực phẩm tươi và luôn đảm bảo ăn chín uống sôi.

 

Chú ý chế độ sinh hoạt

Khi phải đi ngoài trời nắng nên chuẩn bị mũ, nón và các phụ kiện giúp chống nắng như khẩu trang, kính râm, áo chống nắng...

 

Khi sử dụng điều hòa, bạn cần lưu ý bật điều hòa ở mức từ 25-27°C (không nên chênh lệch quá 7°C so với nhiệt độ ngoài trời). Không để điều hòa thổi thẳng vào mặt vì dễ gây khô mũi, miệng, viêm họng, gây chóng mặt do mất thăng bằng nhiệt độ trong và ngoài cơ thể; thậm chí còn tăng nguy cơ làm bạn bị liệt dây thần kinh mặt. Không nằm điều hòa ngay sau khi tắm vì ảnh hưởng xấu tới hoạt động của tim và huyết áp. Trước khi ra khỏi phòng điều hòa, nên tăng nhiệt độ hoặc tắt điều hòa, ngồi nghỉ trong phòng để cơ thể kịp thích nghi với không khí nóng bên ngoài.

 

Không nên tắm ngay khi đi nắng về, tắm nhiều lần trong ngày và tắm đêm. Nếu tắm ngay khi đi nắng về hoặc nước quá lạnh sẽ khiến nhiệt độ cơ thể giảm đột ngột, vi mạch co lại đột ngột cản trở tuần hoàn máu gây cảm lạnh, ảnh hưởng tới nhịp tim, huyết áp và có nhiều trường hợp đột quỵ vì điều này.

 

Rèn luyện thể lực thường xuyên

Vào mùa nắng, nên luyện tập thể dục, thể thao vào lúc sáng sớm khi trời mát hay đợi buổi chiều khi trời tắt nắng, nhiệt độ ngoài trời giảm thì mới ra ngoài đi tập. Không tập luyện quá gắng sức, xen kẽ các bài tập là thời gian nghỉ ngơi thư giãn và bổ sung nước cho cơ thể.

 

Kiểm tra sức khỏe đều đặn và sử dụng thêm thực phẩm bổ sung

Với những người đang bị các bệnh về tim mạch, huyết áp nên kiểm tra sức khỏe thường xuyên và dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ. 

 

Ngoài ra, bạn có thể sử dụng thêm những thực phẩm bảo vệ sức khỏe có nguồn gốc thiên nhiên, giúp tăng cường sức khỏe và phòng ngừa nguy cơ đột quỵ như các sản phẩm có chứa Nattokinase.

 

Hi vọng những thông tin Genki Fami chia sẻ trong bài viết này đã giúp bạn có thêm kiến thức để chăm sóc tốt hơn cho sức khỏe của bản thân và gia đình.

0 sản phẩm
0₫
Xem chi tiết
0 sản phẩm
0₫
Đóng
article