Dấu Hiệu Nhận Biết Nguy Cơ Đột Quỵ
Căn bệnh đột quỵ thường xảy ra đột ngột, nên việc phòng ngừa nguy cơ xảy ra đột quỵ rất quan trọng. Trước cơn đột quỵ, cơ thể gửi những cảnh báo cho chúng ta nhưng thường bị bỏ qua do chủ quan hay thiếu hiểu biết về đột quỵ, dẫn đến tình trạng tử vong hoặc tàn phế suốt đời khi không may bị bệnh.
Chính vì vậy, nắm vững những dấu hiệu cảnh báo đột quỵ sớm từ cơ thể là “chiếc chìa khóa vàng” để ngăn chặn, cũng như cứu chữa kịp thời cho bản thân và những người xung quanh thoát khỏi căn bệnh đột quỵ nguy hiểm này.
Trong bài viết này hãy cùng Genki Fami tìm hiểu những dấu hiệu đột quỵ và cách xử trí người bị đột quỵ bạn nhé!
1. Dấu Hiệu Nhận Biết Nguy Cơ Đột Quỵ
Mặc dù đột quỵ không có những triệu chứng rõ ràng cụ thể, nhưng khi cơ thể có những dấu hiệu sau đây, bạn hãy cảnh giác nguy cơ có thể sẽ bị đột quỵ:
Dấu hiệu ở mặt: Mặt có biểu hiện không cân xứng, miệng méo, nhân trung lệch…khi nói, cười.
Dấu hiệu yếu tay hoặc chân: Một triệu chứng phổ biến ở các trường hợp bị đột quỵ đó là một bên cánh tay hoặc chân hoặc cả tay và chân đột ngột yếu đi, tê bì, khó cử động, khó thao tác, không nhấc chân lên được.
Dấu hiệu qua giọng nói: Bỗng dưng bị khó nói, nói ngọng, môi lưỡi bị tê cứng, phải cố gắng hết sức mới nói được những câu đơn giản thì bạn hãy cảnh giác với nguy cơ đột quỵ.
Dấu hiệu ở thị lực: Mắt bị mờ đột ngột xảy ra ở cả 2 mắt hay chỉ một mắt, dấu hiệu này chỉ có tự bản thân mình mới có thể nhận biết, nên bạn hãy chú ý nhiều hơn đến sức khoẻ của mình nhé!
Dấu hiệu qua nhận thức: Bị ù tai, mờ mắt, rối loạn trí nhớ, không nhận thức được rõ ràng thì nên cảnh giác nguy cơ bị đột quỵ.
Tự nhiên chóng mặt: Nếu bạn bỗng dưng bị chóng mặt, buồn nôn bạn có thể nghĩ rằng mình bị say hay đói, song thực tế đó có thể là dấu hiệu của đột quỵ.
Đau đầu nặng: Cơn đau đầu nặng, đột ngột là một triệu chứng hay gặp ở người bị đột quỵ.
Khó thở hoặc tim đập nhanh: Luôn ở trong tình trạng hồi hộp, nhịp tim đập nhanh, cảm thấy khó thở… là những dấu hiệu thường gặp ở bệnh nhân đột quỵ.
Đột quỵ là căn bệnh nguy hiểm và đang không ngừng gia tăng, đặc biệt là trong những khoảng thời gian nhiều mệt mỏi, áp lực như thời kỳ dịch bệnh như hiện nay. Vậy nên, hãy lắng nghe bản thân mình để nhận được những dấu hiệu cảnh báo sớm và kịp thời từ cơ thể bạn nhé!
2. Giờ vàng khắc phục đột quỵ
Trong 3 giờ đầu tiên sau khi bị đột quỵ được xem là “thời gian vàng” trong cứu chữa đột quỵ. Do cơn đột quỵ vừa xảy ra, khả năng phục hồi của bệnh nhân rất cao. Sau 3 giờ vùng não xảy ra tai biến các mô và tế bào sẽ bị hư hại, khó để hồi phục.
Vì vậy, khi xuất hiện các triệu chứng đột quỵ cần đến các cơ sở y tế để được cứu chữa kịp thời, càng sớm càng tốt. Không nên cho người bệnh dùng các phương thuốc dân gian, hay áp dụng các cách chữa trị truyền miệng, chần chừ sẽ làm chậm trễ ảnh hưởng đến khả năng hồi phục và tính mạng của người bệnh.
3. Cách xử trí người bị đột quỵ
Khi phát hiện người có dấu hiệu đột quỵ, hãy gọi người trợ giúp và gọi cấp cứu ngay lập tức. Trong thời gian chờ hỗ trợ, cần theo dõi chặt chẽ để kịp thời phát hiện các thay đổi bất thường về tình trạng của người bệnh.
Nếu bệnh nhân có dấu hiệu như nôn mửa, suy giảm ý thức cần đặt người bệnh sang tư thế nằm nghiêng an toàn. Đây là từ thể nhằm bảo vệ đường thở của bệnh nhân, cũng là lựa chọn tốt nhất để đảm bảo sự an toàn cho nạn nhân trong cơn đột quỵ. Bởi vì, đối với trường hợp hôn mê, nôn mửa, nếu để bệnh nhân nằm ngửa, lưỡi sẽ bị thụt xuống họng, hay hít phải chất nôn gây bít tắc đường thở.
Lưu ý vì đối với bệnh đột quỵ thời gian là tính mạng, nên không tự ý cho nạn nhân uống bất kỳ loại thuốc nào để xem có khoẻ lại không, không cạo gió, dùng kim châm đầu ngón tay, cúng bái…
Hi vọng những chia sẻ từ Genki Fami đã giúp bạn có thêm thông tin để chăm sóc tốt hơn cho sức khỏe của bản thân và gia đình bạn nhé!
Xem thêm → Nên Ăn Gì Để Phòng Ngừa Đột Quỵ?