Cách Chăm Sóc Người Bệnh Sau Đột Quỵ

Đột quỵ đang trở thành nỗi ám ảnh của rất nhiều người trong thời đại ngày nay, khi cuộc sống ngày càng nhiều áp lực. Sau khi bị đột quỵ có thể gặp phải một số di chứng và việc chăm sóc để người bệnh phục hồi sau tai biến là rất quan trọng. Người nhà cần hiểu đúng về đột quỵ và có cách chăm sóc một cách khoa học để bệnh nhân nhanh chóng phục hồi.

 

Trong bài viết này hãy cùng Genki Fami tìm hiểu những phương pháp chăm sóc đối với người bị tai biến bạn nhé!

 

1. Cơ thể sẽ thế nào sau khi bị đột quỵ?

 

Sau cơn tai biến các chức năng của cơ thể có thể bị ảnh hưởng như: bị liệt nửa người, khó khăn trong việc nhai nuốt, nói khó, rối loạn các chức năng tiêu hoá… và rất nhiều các di chứng khác:

 

Rối loạn giao tiếp: Mất chức năng ngôn ngữ, khó khăn khi nói, đọc... là một trong những rối loạn thường gặp ở người bệnh sau khi bị đột quỵ. 

 

Suy giảm trí nhớ và tư duy: Sau khi bị tai biến não bị tổn thương nghiêm trọng, bệnh nhân có thể có thể bị rối loạn về nhận thức, khả năng nhận biết..., ví dụ như nhiều người không phân biệt được mặt trái và mặt phải, phía trong, phía ngoài của quần áo..

 

Thay đổi cảm xúc: Sau khi bị đột quỵ, người bệnh dễ bị những cảm xúc tiêu cực như: lo âu, trầm cảm, dễ cáu kỉnh và thiếu kiểm soát cảm xúc. 

Biểu hiện có thể cười và sau đó khóc òa đột ngột, thường xảy ra vào ban đêm, nhưng có thể xảy ra ban ngày, đặc biệt là khi bệnh nhân nằm lâu trên giường.

 

Thay đổi hành vi: Hành vi và tính cách có thể thay đổi sau khi bị đột quỵ, nhiều người trở nên chậm chạp, vô thức khi thực hiện các thao tác.. nếu đột quỵ ảnh hưởng đến não trái của họ. 

Ngược lại, khi đột quỵ ảnh hưởng ở não phải có khả năng làm bệnh nhân có hành động nhanh chóng và bốc đồng hơn. Họ có thể bỏ qua những thách thức và cố gắng để thực hiện các hoạt động vượt quá khả năng của họ.

 

Sau khi bị tai biến người bệnh sẽ phải đối mặt với rất nhiều thay đổi trong cơ thể từ biểu hiện bên ngoài, đến cảm xúc bên trong, do đó người nhà cần hiểu rõ để có cách ứng xử khéo léo, phù hợp và biết cách chăm sóc một cách hợp lý và khoa học nhất.

 

2. Cách chăm sóc người bị đột quỵ

Chăm sóc bệnh nhân sau khi bị đột quỵ là một quá trình kéo dài, người nhà cần phải kiên trì và phải có những kiến thức cơ bản, để giúp người bệnh nhanh hồi phục và hạn chế các yếu tố nguy cơ gây tái phát đột quỵ.

 

2.1. Chăm sóc tâm lý

Do bị hạn chế về khả năng vận động, ngôn ngữ… khiến cho người sau đột quỵ dễ cảm thấy lo âu, buồn chán và thường cảm thấy mặc cảm, vô dụng. Để giúp người bệnh cảm thấy lạc quan, vui vẻ và suy nghĩ tích cực hơn, người nhà cần động viên, chăm sóc chu đáo để người bệnh nhanh hồi phục.

 

2.2. Chăm sóc dinh dưỡng

Chế độ dinh dưỡng của người bị tai biến rất quan trọng để giúp bệnh nhân nhanh chóng hồi phục và ngăn ngừa tái phát.

Người nhà có thể cho người bệnh ăn theo chế độ dinh dưỡng hợp lý, bao gồm ba bữa chính và thức ăn nhẹ. Trong thành phần mỗi bữa ăn cần được đáp ứng đủ chất dinh dưỡng và vitamin. Lưu ý để người bệnh ăn vừa đủ no, không ép người bệnh ăn quá nhiều và nên thay đổi món ăn mỗi ngày.

 

2.3. Chăm sóc vệ sinh

Việc chăm sóc giữ vệ sinh cho người bệnh nhồi máu não có vai trò đặc biệt quan trọng.

 

– Cần giữ da người bệnh luôn sạch sẽ, khô thoáng để tránh lở loét, giảm nguy cơ nhiễm trùng. Người thân có thể xoa bóp và di chuyển người bệnh để máu được lưu thông.

 

– Khi tắm rửa, vệ sinh cá nhân cho người bệnh nên thực hiện ở phòng kín gió, nhiệt độ ấm, sàn nhà ít trơn trượt, nước ấm từ 37 – 45 độ C. Thời gian tắm từ 5 – 7 phút và không nên tắm buổi tối.

 

– Đối với những bệnh nhân đột quỵ thì việc đại tiểu tiện rất khó khăn. Vì vậy, chúng ta có thể lựa chọn dùng loại tã lót dùng một lần hoặc bô. Cho dù là phương pháp nào, đều phải kịp thời vệ sinh sạch sẽ sau mỗi lần đại tiểu tiện để phòng ngừa viêm nhiễm, cần huấn luyện cho bệnh nhân khi có ý muốn đại tiện hoặc tiểu tiện bằng cách tạo ra một số khẩu lệnh và phải nắm bắt chính xác thời điểm muốn tiểu tiện hoặc muốn đại tiện của bệnh nhân để hỗ trợ kịp thời.

 

2.5.  Chế độ sinh hoạt và tập luyện:

Người nhà nên đặc biệt chú ý đến chế độ sinh hoạt và luyện tập để giúp người bệnh nhanh hồi phục cụ thể như:

 

– Bệnh nhân cần được đổi tư thế nằm mỗi 2 giờ để chống loét

 

– Người nhà nên thường xuyên xoa bóp các bắp cơ, khớp tay, khớp chân để giúp bệnh nhân lưu thông máu, ngăn ngừa tình trạng cứng khớp và teo cơ.

 

– Tùy mức độ di chứng liệt, người nhà nên phối hợp với nhân viên y tế đề ra kế hoạch tập luyện, vận động hằng ngày cho bệnh nhân. Mỗi ngày nên tập 2 – 3 lần và tiếp tục duy trì kể cả khi các di chứng đã được khắc phục, cố gắng cho bệnh nhân tự thực hiện các hoạt động, công việc sinh hoạt hằng ngày để tăng tốc độ hồi phục

 

2.5. Sử dụng thuốc và tái khám

Bệnh đột quỵ rất dễ tái phát và có xu hướng lần sau sẽ nặng hơn lần trước. Do đó, ngoài việc chăm sóc về chế độ sinh hoạt và dinh dưỡng cho bệnh nhân, người nhà cần tuân thủ và theo dõi việc uống thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ và cần báo ngay cho bác sĩ khi bệnh nhân có bất kỳ dấu hiệu nào bất thường.

 

Chăm sóc bệnh nhân bị tai biến là một quá trình kéo dài, người thân cần kiên trì, nhẫn nại và phải có những kiến thức cơ bản để việc chăm sóc đạt hiệu quả giúp người bệnh nhanh chóng hồi phục và giảm nguy cơ bệnh tái phát.

Hi vọng những thông tin Genki Fami chia sẻ trong bài viết này có ích cho bạn, giúp bạn có thêm kiến thức để chăm sóc tốt hơn cho sức khỏe của bản thân và gia đình mình!

0 sản phẩm
0₫
Xem chi tiết
0 sản phẩm
0₫
Đóng
article