1. Các hợp chất chống tiểu đường trong lá ichou
Lá ichou có những công dụng tuyệt với đối với sức khỏe
Bởi những công dụng tuyệt vời đối với sức khỏe, thành phần của lá bạch quả đã nghiên cứu rộng rãi và cho thấy chúng chứa nhiều hợp chất có hoạt tính sinh học cao bao gồm các chất chống oxy hóa, erpene trilactones (ginkgolides), acylated flavonol glycosides (ginkgogrelins), biflavone (ginkgetin), ginkgotides và axit ginkgolic.
Lá bạch quả (Lá Ichou)
Chiết xuất lá bạch quả chứa hơn 60 thành phần hoạt tính sinh học, nhưng vai trò quan trọng nhất là flavonoid và terpenoid. Chúng thường chiếm khoảng 24% và 6% trong chiết xuất dược liệu. Ngoài ra, lá bạch quả còn chứa một lượng nhỏ axit hữu cơ, proanthocyanidin, tannin, sitosterol, carotenoid, polysaccharides, glucose và các thành phần khác (khoáng chất và vitamin).
Công dụng của lá bạch quả trong hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường dựa vào các hoạt chất Terpenoid, Flavonoid….
- Terpenoid: Các terpenoid chính có trong lá bạch quả là bilobalide (sesquiterpene) và ginkgolides (diterpene), đây là những terpenoid duy nhất chứa t-butyl. Chúng là những chất tự nhiên có các nhóm chức năng đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ và điều trị các bệnh tim mạch và mạch máu não.
- Flavonoid: là hợp chất hoạt tính sinh học tự nhiên quan trọng có ảnh hưởng mạnh đến cơ thể con người. Chiết xuất lá bạch quả chứa một số chất từ nhóm này, bao gồm flavonol glycosides, biflavone, proanthocyanidins và isoflavonoids. Flavonoid chiết xuất từ lá bạch quả và glycoside của chúng cho tác dụng sinh học đa hướng, bao gồm phòng bệnh tiểu đường, các đặc tính chống oxy hóa, chống ung thư, kháng khuẩn, kháng vi-rút, chống viêm và bảo vệ thần kinh.
2. Công dụng của lá ichou (lá bạch quả) đối với bệnh tiểu đường
Công dụng của lá ichou trong điều trị tiểu đường đã được chứng minh là do nhiều cơ chế tác động.
Trong cơ thể, hệ thống cơ đóng vai trò quan trọng trong việc điều chỉnh cân bằng năng lượng và được coi là mô quan trọng nhất để xử lý glucose. Vì vậy, tác dụng của lá bạch quả đối với bệnh tiểu đường được các nhà nghiên cứu quan tâm trên hệ thống cơ trong cơ thể. Một nghiên cứu được thực hiện bởi Tiantian Li và cộng sự năm 2024 cho thấy chiết xuất lipophilic từ lá bạch quả thúc đẩy sự hấp thu glucose vào tế bào cơ như sau:
Chiết xuất lá bạch quả thúc đẩy tiêu thụ glucose, hấp thụ glucose và chuyển vị GLUT4 (kênh vận chuyển glucose vào nội bào) trong hệ cơ: Điều trị glucose với nồng độ 5, 10, 20 và 40 μg/mL GL trong 12, 24 và 48 giờ làm tăng đáng kể mức tiêu thụ glucose so với các ống cơ đối chứng.
Chiết xuất lá ichou thúc đẩy sự chuyển vị GLUT4 và sự hấp thụ glucose thông qua con đường AMPK trong ống cơ: AMPK là phân tử đóng vai trò quan trọng trong điều hòa mức glucose trong cơ thể, giảm nguy cơ mắc tiểu đường. Các nhà khoa học đã phát hiện ra rắng lá bạch quả có tác dụng kích thích con đường AMPK trong ống cơ.
Bạch quả giúp bảo vệ tế bào cơ khỏi tình trạng đề kháng insulin, cải thiện khả năng kháng insulin thông qua kích hoạt AMPK trong tế bào cơ. Cơ chế này cũng góp phần chứng minh tác dụng phòng tiểu đường của lá bạch quả.
Lá bạch quả có hiệu quả phòng bệnh tiểu đường
Một nghiên cứu khác được thực hiện bởi Daye Cheng và cộng sự năm 2013 chứng minh tác dụng hạ đường huyết, điều trị tiểu đường của chiết xuất lá bạch quả trên mô hình chuột bị đái tháo đường như sau:
Chiết xuất lá bạch quả có tác dụng ngăn chặn tình trạng tăng đường huyết, tác dụng này phụ thuộc vào thời gian và liều dùng. Việc giảm đường huyết được chứng minh do mức insulin huyết tương tăng lên ở chuột mắc bệnh tiểu đường, có thể ảnh hưởng đến việc kích thích tiết insulin tuyến tụy từ các tế bào β ở các đảo Langerhans, hoặc do tăng cường vận chuyển glucose trong máu đến mô ngoại vi. Kết quả của nghiên cứu đã chứng minh lá bạch quả có khả năng ngăn ngừa tình trạng kháng insulin và là một loại thuốc chống tiểu đường đầy hứa hẹn
3. Điều trị bằng chiết xuất lá ichou trong 30 ngày giúp bảo vệ tuyến tụy.
Ở người bệnh tiểu đường, tăng đường huyết đi kèm với rối loạn lipid máu đặc trưng bởi sự gia tăng triglyceride, LDL, VLDL và giảm HDL. Các chỉ số lipid huyết thanh này đã được đảo ngược về mức bình thường sau khi điều trị bằng lá bạch quả. Cơ chế mà giloba phát huy tác dụng chống tăng lipid máu của nó có thể bao gồm hoạt động thay đổi của các enzym sinh tổng hợp cholesterol và/hoặc mức độ phân giải lipid thay đổi nằm dưới sự kiểm soát của insulin. Nghiên cứu chỉ ra rằng điều trị bằng giloba có thể làm giảm khả năng LDL vận chuyển cholesterol tự do đến các mô khác nhau mà không ảnh hưởng đến khả năng HDL vận chuyển cholesterol trở lại gan.
Ngoài ra, phương pháp điều trị bằng lá bạch quả có thể đảo ngược một phần tình trạng rối loạn lipid máu do ethanol gây ra ở mức liều 48 và 96 mg/kg bw ở chuột bằng cách giảm quá trình peroxy hóa lipid do ethanol gây ra. Kết quả của nghiên cứu chỉ ra rằng tác dụng hạ lipid của giloba có thể là hậu quả gián tiếp của việc cải thiện tình trạng kháng insulin hoặc tác dụng hạ lipid máu trực tiếp trung gian thông qua các cơ chế khác.
Lá Ichou hay lá bạch quả có hoạt tính chống tăng đường huyết, giảm tình trạng đề kháng insulin và bảo vệ tế bào tuyến tụy.. Những công dụng của lá bạch quả đang mở ra tiềm năng sử dụng lá Ichou như một chất bổ sung thực phẩm hoặc một phương pháp điều trị và phòng bệnh tiểu đường. Các nghiên cứu vẫn tiếp tục được triển khai để làm sáng tỏ chi tiết cơ chế hoạt động của lá Ichou ở cấp độ tế bào và phân tử.