1. Các yếu tố nguy cơ liên quan đến đột quỵ
Có nhiều yếu tố nguy cơ làm gia tăng đột quỵ, trong đó những người bị béo phì, mỡ máu cao, hút thuốc, tiểu đường, thường xuyên căng thẳng mệt mỏi, có nguy cơ cao hơn rất nhiều so với người có sức khỏe bình thường.
Luyện tập thể dục, thể thao để nâng cao sức khỏe là việc làm cần thiết. Tuy nhiên, những người có nguy cơ cao dễ bị đột quỵ nên chú ý đến cường độ luyện tập, nên chọn cường độ từ trung bình hoặc thấp để duy trì đều đặn, sẽ tốt hơn luyện tập với cường độ cao.
2. Ai có nguy cơ đột quỵ sau tập thể thao?
Nhịp tim sẽ thay đổi nhanh hơn khi tập luyện thể thao. Chính vì vậy, sẽ rất nguy hiểm khi nhịp tim tăng nhanh nếu không thường xuyên luyện tập để kiểm soát nhịp tim, huyết áp cũng sẽ tăng theo, kèm theo các các cơn thiếu máu não. Những biểu hiện này thường chỉ thoáng qua, kéo dài trong vài phút sau đó người bệnh sẽ trở lại trạng thái bình thường.
Tuy nhiên, đây chính là những dấu hiệu cảnh báo những cơn đột quỵ sau này. Một số triệu chứng đột quỵ có thể nhận biết như choáng váng, đau đầu dữ dội, cứng cổ, buồn nôn, mất thị lực, thấy hình nhân đôi, mất ý thức, khó đánh thức, thậm chí một số trường hợp tử vong ngay.
Những đối tượng dễ gặp đột quỵ khi luyện tập thể thao là những người mắc các bệnh liên quan đến tim mạch, tăng huyết áp hoặc huyết áp thấp, bệnh hen suyễn, bệnh liên quan đến hô hấp, nghiện rượu bia, hút thuốc lá, người lớn tuổi đang bị rối loạn về nhận thức.
Ai cũng có thể tập thể thao nhưng thể trạng của mỗi người không giống nhau, do đó, cần phải dựa vào tình trạng sức khỏe để áp dụng lượng bài tập phù hợp, kết hợp với chế độ dinh dưỡng hợp lý.
3. Ăn gì để phòng ngừa đột quỵ
Chế độ dinh dưỡng ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của chúng ta. Ăn gì để phòng ngừa đột quỵ là câu hỏi mà bất cứ người nội trợ nào cũng đều nên chú ý mỗi khi lên thực đơn cho gia đình mình.
Những loại thực phẩm có tác dụng hỗ trợ ngăn ngừa đột quỵ được khuyên dùng đó là:
Cá hồi
Các nhà nghiên cứu cho rằng Omega 3 trong cá hồi làm giảm tình trạng viêm trong động mạch, giúp cải thiện lưu lượng máu và nguy cơ bị đông máu. Dù có rất nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe, nhưng các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo, không nên ăn cá hồi hàng ngày, bởi nó chứa thủy ngân và các chất độc mà chúng ta có thể hấp thụ vào trong quá trình tiêu hóa. Chỉ nên ăn cá hồi từ 2-3 lần/ tuần.
Hạnh nhân
Hạnh nhân cũng đã được chứng minh có thể giúp giảm cholesterol. Một khẩu phần ăn các loại hạt sẽ cung cấp cho cơ thể với 9 gam chất béo không bão hòa đơn. Chất béo không bão hòa đơn có tác dụng cắt giảm lượng cholesterol xấu trong khi tăng lượng cholesterol tốt lên.
Hạnh nhân cũng là nguồn tuyệt vời của vitamin E, có thể ngăn chặn mảng bám trong động mạch.
Chuối
Một nghiên cứu đã chỉ ra chế độ ăn ít kali có thể làm tăng nguy cơ đột quỵ. Theo các chuyên gia, kali đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì chức năng não bộ hoạt động tối ưu. Những thực phẩm giàu kali như chuối, khoai tây góp phần tăng cường trí nhớ, khả năng học tập, và thậm chí ngăn chặn một số bệnh liên quan đến động kinh.
Theo khuyến cáo, nhu cầu về kali ở người lớn khoảng 4 gram/ngày và ở trẻ em khoảng 1 gram/ngày.
Cam, chanh
Rất tốt cho sức khỏe tim mạch và trong cam chanh có các hoạt chất giúp giảm được các yếu tố nguy cơ đột quỵ.
Khoai lang
Khoai lang cũng là một trong những loại thực vật giàu chất xơ. Không chỉ vậy, khoai lang còn có đầy đủ các chất chống oxy hóa giúp ngăn ngừa sự tích tụ mảng bám.
Quả việt quất
Chất chống oxy hóa không chỉ giúp mở rộng mạch máu để giữ cho máu lưu thông tốt mà còn giúp giảm viêm. Để ngăn chặn nguy cơ đột quỵ, nên thường xuyên bổ sung quả việt quất vào chế độ ăn hằng ngày.
Thay vì thói quen ăn nhiều các loại thịt đỏ, chúng ta nên chuyển sang chế độ dinh dưỡng tốt cho tim mạch như thường xuyên sử dụng rau, quả và các loại thực phẩm kể trên.
Hi vọng những thông tin Genki Fami tổng hợp trong bài viết này, đã giúp bạn có thêm kiến thức để chăm sóc tốt hơn cho sức khỏe của bản thân và gia đình.