Sống khỏe
05/01/2025

Những rủi ro và tác dụng phụ cần biết khi sử dụng sữa ong chúa

Từ lâu sữa ong chúa đã được sử dụng trong chăm sóc sức khỏe với nhiều công dụng như chống oxy hóa, chống viêm, tăng cường hệ miễn dịch, hỗ trợ hồi phục và làm lành vết thương, ổn định lượng đường trong máu… Mặc dù vậy, sữa ong chúa vẫn tiềm tàng những cơ có hại đối với sức khỏe. Cùng tìm hiểu về rủi ro và các tác dụng phụ của sữa ong chúa qua bài viết dưới đây.

1. Giới thiệu về sữa ong chúa

Từ lâu, sữa ong chúa đã được dùng bổ sung như một thực phẩm giúp bảo vệ và duy trì sức khỏe, tuy vậy sữa ong chúa được sản xuất như thế nào và cách uống sữa ong chúa làm sao để đạt hiệu quả tốt nhất là vấn đề được quan tâm nhiều và cần được giải đáp. Theo đó, sữa ong chúa là chất tiết màu trắng đục có dạng gelatin, được tiết ra bởi ong thợ. Sở dĩ được gọi là sữa ong chúa bởi nó được sản xuất nhằm nuôi dưỡng và phát triển con ong chúa. Khi ong chúa chết đi, những con ong thợ sẽ dùng sữa ong chúa cho việc nuôi một ấu trùng cái được chọn với mục đích biến nó thành ong chúa.

Thành phần dinh dưỡng trong loại thực phẩm này rất đa dạng, bao gồm các loại protein có nguồn gốc từ ong, chất chống oxy hóa, mật hoa, chất đạm…, cụ thể như sau:

  • Protein: Sữa ong chúa có chứa chín glycoprotein đặc biệt gọi chung là protein sữa ong chúa (MRJP) và hai axit béo, axit 10-Hydroxydecanoic và axit trans-10-Hydroxy-2-decenoic.
  • Vitamin nhóm B: Bao gồm Thiamine (B1), Niacin (B3), Riboflavin (B2), Axit pantothenic (B5), ), Inositol (B8), Pyridoxin (B6Axit folic (B9), Biotin (B7)
  • Các axit amin gồm lysine, proline, cysteine và axit aspartic
  • Muối, đường
  • Nước, dẫn chất phenilic
  • Một số loại vitamin.

Nhờ thành phần dinh dưỡng đa dạng, uống sữa ong chúa mang lại nhiều công dụng như sau:

  • Chống oxy hóa và chống viêm: Các thành phần axit amin, axit béo và dẫn chất phenolic trong sữa ong chúa có tác dụng chống oxy hóa mạnh. Tác dụng của sữa ong chúa trong ngăn ngừa phản ứng viêm được chứng minh thông qua cơ chế ngăn chặn quá trình tổng hợp các cytokine gây viêm, từ đó giúp bảo vệ tế bào và làm phản ứng viêm;
  • Giảm nguy cơ mắc bệnh lý về tim mạch: Nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng, các loại protein trong sữa ong chúa có tác dụng làm giảm cholesterol trong cơ thể, duy trì lipid máu ổn định và từ đó giúp làm giảm nguy cơ mắc bệnh lý tim mạch.
  • Chữa lành vết thương, phục hồi vùng da bị hư tổn: Bổ sung sữa ong chúa bằng đường bôi ngoài da hoặc đường uống đều có tác dụng hỗ trợ nhanh lành vết thương, giảm triệu chứng của các tình trạng viêm da khác. Sữa ong chúa được biết đến với khả năng kháng khuẩn, ngăn ngừa tình trạng nhiễm trùng và làm sạch vết thương.
  • Ổn định huyết áp: Các nghiên cứu trong ống nghiệm đã chứng minh các thành phần sữa ong chúa như protein giúp thư giãn tế bào cơ trơn trong động mạch và tĩnh mạch, từ đó có tác dụng làm giảm huyết áp;
  • Ngăn ngừa ung thư: Chất kháng sinh tự nhiên kết hợp với chất chống oxy hóa trong sữa ong chúa được chứng minh có hiệu quả ngăn ngừa sự hình thành của các tế bào ác tính. Ngoài ra, các hoạt chất trong sữa ong chúa còn giúp bảo vệ các tế bào thông qua việc ngăn chặn hoạt động của Bisphenol A – một chất gây ung thư.
  • Chống lão hóa: Sữa ong chúa giúp hỗ trợ sản xuất collagen, bảo vệ da khỏi tổn thương và làm chậm quá trình lão hóa, duy trì làn da trẻ trung và khỏe mạnh.

Sữa ong chúa chứa nhiều thành phần dinh dưỡng có lợi đối với sức khỏe, vì vậy hiện nay sữa ong chúa được ứng dụng trong nhiều sản phẩm chăm sóc và bảo vệ sức khỏe. Mặc dù vậy, một số tác hại của sữa ong chúa cho sức khỏe như tình trạng dị ứng hay các tác dụng phụ đã được báo cáo khi sử dụng loại dược liệu này.

 

2. Dị ứng khi sử dụng sữa ong chúa

Dị ứng được xem là một trong những tác hại của sữa ong chúa. Tình trạng này xảy ra khi người sử dụng dị ứng với bất kỳ thành phần nào trong sữa ong chúa, người có tiền sử dị ứng khi bị ong cắn… Ngoài ra, những người có cơ địa nhạy cảm với các chất dị ứng trong môi trường và người dị ứng phấn hoa cần thận trọng khi sử dụng hoặc uống sữa ong chúa.

Các dấu hiệu dị ứng sữa ong chúa có thể dễ dàng nhận biết như sau:

  • Phát ban, mẩn đỏ: Biểu hiện dị ứng thường thấy nhất chính là da bị nổi mẩn đỏ, nổi mụn, sưng tấy hoặc phát ban. Phần lớn triệu chứng này xảy ra khi sử dụng sữa ong chúa trong đắp mặt nạ dưỡng da. Sau khi sử dụng, da mặt người có cơ địa bị dị ứng sữa ong chúa sẽ cảm giác ngứa ngáy, nóng rát và nổi nhiều chấm nhỏ màu đỏ li ti, nặng hơn là sưng phù toàn mặt.

  • Khó thở, lên cơn hen: Theo các chuyên gia y tế, những người có tiền sử hen suyễn dị ứng với sữa ong chúa khi sử dụng  sẽ bị khó thở, ho và tức ngực dữ dội. Nguyên nhân là do tác nhân dị ứng (thành phần trong sữa ong chúa) làm co thắt ống phế quản và túi khí trong phổi, làm cho người bệnh bị thiếu dưỡng khí, hô hấp khó khăn khiến họ khó thở và lên cơn hen suyễn, đau tức ngực.

  • Sốc phản vệ: Xảy ra ở những người có cơ địa dị ứng nặng với sữa ong chúa. Khi uống sữa ong chúa, ngay lập tức cơ thể sẽ giải phóng kháng thể để chống lại vật thể lạ xâm nhập là sữa ong chúa. Người bệnh sẽ có triệu chứng khó thở, mệt mỏi, huyết áp giảm đột ngột,… Trường hợp này người bệnh cần được đưa đến cơ sở y tế sớm nhất để được xử trí kịp thời.

Vậy cách uống sữa ong chúa để không bị dị ứng là gì và phải làm sao khi bị dị ứng sữa ong chúa là vấn đề được quan tâm nhiều. Thực tế, khi bạn đã bị dị ứng với bất kỳ thành phần nào của sữa ong chúa thì chỉ có cách không sử dụng các sản phẩm có sữa ong chúa mới tránh được tình trạng dị ứng. Nếu gặp phải tình trạng dị ứng trong khi sử dụng sữa ong chúa, cần ngưng sử dụng sản phẩm và đến các cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị chính xác.

 

3. Tác dụng phụ khi dùng sữa ong chúa

Mặc dù khá an toàn và hiệu quả khi sử dụng, sữa ong chúa vẫn có thể gây một số ảnh hưởng xấu đên sức khỏe. Một số tác dụng phụ, tác hại của sữa ong chúa khi sử dụng có thể gặp phải như sau:

  • Các triệu chứng dị ứng ở những người bị dị ứng với sữa ong chúa như đã trình bày ở trên;
  • Các vấn đề về hệ tiêu hóa: Một dấu hiệu khác khi dị ứng sữa ong chúa là xuất hiện các vấn đề về đường tiêu hóa. Thành phần của sữa ong chúa có một số hoạt chất có thể gây kích ứng nhẹ với niêm mạc dạ dày. Phụ thuộc vào thể trạng của mỗi người mà các vấn đề phát sinh khác nhau như rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy, buồn nôn, táo bón,…

  • Hạ huyết áp quá mức ở những người có mức huyết áp thấp: Các thành phần sữa ong chúa như protein giúp thư giãn tế bào cơ trơn trong động mạch và tĩnh mạch, giúp làm giảm huyết áp. Tuy nhiên ở những người bình thường có huyết áp thấp nếu chưa biết cách uống sữa ong chúa hoặc dùng không đúng liều lượng khuyến cáo sẽ làm tăng nguy cơ gây hạ huyết áp quá mức.

Như vậy, bên cạnh nhiều lợi ích sức khỏe đối với cơ thể, sữa ong chúa có thể mang đến một số rủi ro như nguy cơ dị ứng và tác dụng phụ. Một số lưu ý giúp đảm bảo an toàn và hiệu quả khi sử dụng sữa ong chúa như sau:

  • Trước khi bổ sung sữa ong chúa như một chế độ chăm sóc sức khỏe, bạn nên dùng một liều lượng nhỏ trước và theo dõi xem có xuất hiện các triệu chứng dị ứng hay không;
  • Tham khảo ý kiến bác sĩ và nhân viên ý tế trước khi sử dụng sản phẩm. Thông báo cho bác sĩ biết nếu bạn có cơ địa nhạy cảm dễ bị dị ứng, hay tiền sử dị ứng khi bị ong cắn, dị ứng với phấn hoa và các tình trạng sức khỏe như huyết áp thấp…
  • Hiện chưa có bằng chứng về độ an toàn của sữa ong chúa trên thai nhi, vì vậy không tự ý sử dụng sản phẩm có chứa sữa ong chúa ở phụ nữ mang thai khi chưa có chỉ định của bác sĩ.
Thẻ:
  • vitamin nhóm B
  • chống viêm
  • sữa ong chúa
  • tác dụng phụ
  • dị ứng sữa ong chúa
  • phát ban
  • mẩn đỏ
  • khó thở
  • sốc phản vệ
  • Chống oxy hoá
  • dị ứng
Sống khỏe
10/01/2025

Vì sao bác sĩ chuyên khoa khuyên dùng Kanzo Ukon cho sức khỏe gan của bạn?

Sống khỏe
05/01/2025

Những rủi ro và tác dụng phụ cần biết khi sử dụng sữa ong chúa

Sống khỏe
02/01/2025

Lá Ichou – Thần dược hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường

Sống khỏe
02/01/2025

Giá Trị Dinh Dưỡng Của Ba Ba Trong Y Học Cổ Truyền

Sống khỏe
31/12/2024

Dầu Oliu Giúp Tăng Cường Miễn Dịch Đường Ruột Như Thế Nào?

Sống khỏe
27/12/2024

Vai Trò Của Dầu Oliu Trong Việc Bảo Vệ Gan